Trong xây dựng, để gia cố nền móng, chúng ta có 2 cấu kiện thường được sử dụng là giằng móng (dầm móng) và đà kiềng.
Có nhiều người nghĩ 2 cấu kiện này đều có tác dụng giống nhau nhưng thật ra không phải vậy.
Đà kiềng (tiếng Anh là Plinth beam) là giằng các chân cột móng lại với nhau (đôi lúc gọi là giằng cột), nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột không bị nghiêng trong quá trình xây dựng, nâng đỡ cột để xây tường. Nằm ở vị trí chân cột và cao hơn đài móng (hay đế móng). Đà kiềng và cột kết hợp với nhau tạo thành bộ khung vững chắc chịu lực cho ngôi nhà.g giống nhau nhưng thật ra không phải vậy.
VAI TRÒ CỦA ĐÀ KIỀNG
Đà kiềng đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc chống lún lệch móng và đỡ các bức tường trong kết cấu của nhà.
Đặc biệt, với những công trình nhà phố, khi xung quanh là nhà của các người dân khác, công trình phải sử dụng móng cọc cừ tràm hoặc bê tông cốt thép, giữa cột và cọc lại xuất hiện độ lệch tâm lớn thì đà kiềng sẽ chịu lực uốn cho căn nhà thông qua các cột.
Ngoài ra, đà kiềng còn có những tác dụng chính như:
Định vị chân cột, giữ 1 khoảng cách ổn định giữa các chân cột. Trong trường hợp thi công những phần trên như sàn, mái nhà thì các cột cũng sẽ không bị xê dịch hay thay đổi.
Tham gia vào toàn bộ kết cấu của căn nhà, chịu được ứng suất do công trình gây ra, hạn chế tình trạng lún lệch xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của móng.
Có trách nhiệm đảm bảo toàn tải trọng cho tường, hạn chế được tình trạng nứt tường trong thời gian dài sử dụng công trình. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa lại đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn căn nhà.
Hình ảnh thi công móng ép cọc - Đà kiềng 200 x 400 tại Bình Nhâm - Bình Dương
CAO ĐỘ ĐÀ KIỀNG BAO NHIÊU THÌ ĐÚNG CHUẨN?
Tùy kích thước công trình và móng được xây dựng bằng phương pháp nào ví dụ: như móng làm bằng cừ tràm, cọc tre hay cọc bê tông. Đà kiềng sẽ có kích thước tương ứng. Bên dưới là 2 trường hợp dễ gặp nhất khi thi công đà kiềng:
Đối với đà kiềng móng cọc cừ tràm
Thông thường lựa chọn sẽ do các kỹ sư quyết định, bạn cũng nên hỏi ý kiến kỹ sư xây dựng để đảm bảo an toàn khi thi công. Tuy nhiên, vẫn có thể có giải pháp như sau:
Cao độ đà kiềng ngang và dọc bằng nhau và bằng cao độ của đài cọc: thường được sử dụng ở những nơi không có tải trọng động như xe tải qua lại. Ưu điểm của giải pháp này là dễ thi công, tạo tính toàn khối tốt giữa cọc, đài cọc và đà kiềng, tiết kiệm được một lượng đáng kể bê tông. Tuy nhiên, việc thi công hệ thống cấp thoát nước sẽ khó khăn hơn do phải đào đất sâu dưới đáy đà kiềng để đặt ống.
Cao độ đà kiềng ngang bằng cao độ đài cọc và đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc: Thường sử dụng đối với nhà phố. Ưu điểm, dễ thi công hệ thống cấp thoát nước. Công tác gia công lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông đà kiềng và cột phải tuân thủ các nguyên tắc tiêu chuẩn.
Đối với đà kiềng móng đơn và móng băng
Cao độ mặt trên của đà kiềng thường thấp hơn nền hoàn thiện khoảng 7 đến 10cm dành cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch nền. Hạn chế thi công mặt đà kiềng thấp hơn rồi xây bó nền bằng gạch, vì như vậy nước sẽ thấm theo bó nền làm tường bên trên bị ẩm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ ngôi nhà.
Đà kiềng là biện pháp được sử dụng để công trình có được sức chịu lực cao hơn, đặc biệt là các công trình trên nền đất yếu. Lưu ý đà kiềng và cốp pha bằng gạch có thể sẽ phát sinh thêm chi phí nhưng đổi lại là sự ổn định và thời gian thi công nhanh chóng nên bạn có thể áp dụng cho công trình.
Hình ảnh thi công móng ép cọc - Đà kiềng 200 x 400 tại Bình Nhâm - Bình Dương
Để thi công máy ép cọc - Đà kiềng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ - XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN DỰ ÁN MINH HƯNG
Địa chỉ: 68DC1 KP. Bình Phước B, P.Bình Chuẩn, TX.Thuận An, Bình Dương
Địa chỉ: Xưởng Sx Nội Thất : 10C, Đường Đông Thành, Kp. Đông Thành, Tân Đông Hiêp,
Dĩ An, Bình Dương.
Hotline: 0898 547 086
Mail: archkienquoc@gmail.com
info@minhhungdc.com
Website: minhhungdc.com