Giữa môi trường cư dân phát triển dày đặc điển hình của các nước Châu Á,
các kiến trúc sư đã đề xuất một giải pháp nhà ở phù hợp với khí hậu nhiệt đới với các không gian xanh và môi trường sống của cư dân xen lẫn nhau.
Yêu cầu đầu tiên của gia chủ là một khu vườn xanh lớn, là nơi để các bé có thể chơi đùa trong khi người lớn có thể sum họp và nướng thức ăn ngoài trời.
Thêm vào đó, ngoài các không gian chính tại tầng trệt như phòng khách, nhà bếp,
phòng ăn và bãi đậu xe cần có thêm không gian cho phòng ngủ của bà ngoại, hồ bơi, khu vực để tập thể dục,
tất cả đều được bố trí tại tầng trệt.
Để đáp ứng nhu cầu đó, các kiến trúc sư đã đề xuất là chia ý tưởng khu vườn lớn của gia chủ thành những khu vườn nhỏ hơn và được bố trí khắp mọi "ngóc ngách" trong nhà.
Với kết cấu 3 tầng, tầng giữa của ngôi nhà được thiết kế lùi vào bên trong và xoay một góc lệch so với 2 tầng còn lại.
Trên tầng thượng được thiết kế nhô ra 2 mét về phía mặt đường chính.
Các khu vườn bậc thang được bố trí đan xen với các ban công và kết nối với nhau xuyên xuốt cả 3 tầng.
Tùy vào chủng loại của mỗi cây mà chúng tạo ra các bóng mát khác nhau để giảm đi ánh nắng gay gắt và làm cho không khí trong nhà trở nên mát mẻ hơn.
Ngoài ra, những khu vườn này còn đóng vai trò như những "chiếc khiên" che chắn đảm bảo sự riêng tư tại các khu vực cần thiết.
Mặt khác, các ban công được bố trí khắp các tầng lầu với các kích cỡ khác nhau tùy vào chức năng của nó.
Một vào chỗ, nó được thiết kế như một khu vườn riêng để các thành viên trong gia đình có thể bước vào trực tiếp từ phòng ngủ của họ.
Những không gian còn lại, các ban công được xem như khu vườn chung nơi mọi người có thể tụ họp.
Tất cả các khu vườn này là các không gian riêng biệt
và cũng là một "cá thể" của một khu vườn lớn (theo yêu cầu của gia chủ) nơi mà các thành viên trong gia đình kể cả trẻ nhỏ có thể đến thông qua các hệ cầu thang sắt.
Bên trong không gian nội thất, tầng trệt và tầng 1 được kết nối với nhau bởi một khoảng không trung tâm rộng lớn.
Nó gắn liền với các không gian chính như phòng khách, phòng ăn với nhà bếp, thư viện và phòng ngủ trẻ con trở thành một không gian nơi các thành viên trong gia đình có thể tương tác với nhau.
Đồng thời, thông qua các khoảng trống với kích thước và hình dạng khác nhau mà các thành viên có thể kết nối với không gian xanh bên ngoài nhà.
Nhờ đó ngôi nhà có thể trở thành cầu nối để kết nối con người với con người cũng như con người với thiên nhiên.
Các khoảng trống được tạo ra bởi các khối lượng thay đổi cho phép ánh sáng thiên nhiên và gió lạnh xuyên qua.
Do địa hình của khu đất dài và hẹp nên các kiến trúc sư đã tạo ra các không gian mở cho ngôi nhà.
Nhờ vào mảng cây xanh ở mặt tiền của ngôi nhà mà ánh nắng trực tiếp được giảm bớt đi giúp cho sự tiêu thụ điện năng trong tương lai của nhà sẽ được giảm thiểu.
Do kinh phí xây dựng có giới hạn, các kiến trúc sư đã được yêu cầu giảm thiểu tối đa chi phí hoàn thiện ngôi nhà.
Vì thế, các kiến trúc sư đã chọn gạch làm vật liệu hoàn thiện, một phương pháp xây dựng phổ biến với giá thành tiết kiệm tại Việt Nam.
Trong số đó, các kiến trúc sư không chỉ nhắm tới việc trồng cây trong nhà mà còn tạo ra một kiểu nhà mới cho cây xanh
nơi cuộc sống của các cư dân và môi trường tự nhiên được đan xen với nhau một cách chặt chẻ.
TK: VTN ARCHITECT; ẢNH : Hiroyuki Oki.
DT: 137M2 XÂY DỰNG 2019.
XEM THÊM CÁC HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN: