Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp mang lại dấu ấn mạnh mẽ, phóng khoáng, hiện đại. Và khá phù hợp với những xu thế thiết kế hiện nay.
Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial) ngoài đường phố, trong quán cà phê, homestay hay nhà ở. Với đặc tính thô sơ và đa chức năng, Industrial mang đến cho bạn nét cá tính, độc đáo và mang đậm chất cá nhân. Nếu bạn là một người thích sự chân thật trần trụi, đây là xu hướng dành riêng cho bạn.
Chúng ta có thể thấy phong cách nội thất công nghiệp chính là sự đơn giản, thô sơ. Nếu như những phong cách thiết kế nội thất khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô, mộc, cũ kỹ thì phong cách thiết kế Industrial lại khuyến khích giữ lại những điểm này để tạo nên sự mới mẻ, khác biệt nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về thẩm mỹ và độ an toàn cho gia chủ.
Những đặc điểm độc đáo của phong cách thiết kế công nghiệp
Dù là phong cách thiết kế nào đi chăng nữa thì cũng luôn có những đặc trưng cơ bản của riêng nó. Nếu Vintage hướng đến sự hoài cổ, phong cách cổ điển hướng đến sự sang trọng. Scandinavian hướng đến tinh tế, giản đơn thì phong cách nội thất công nghiệp lại hướng đến sự trần trụi, phóng khoáng.
Yếu tố trần trụi
Yếu tố trần trụi được đề cao trong phong cách nội thất công nghiệp. khi phong cách này nhấn mạnh vào những thiết kế đơn giản, để lộ nhiều hơn, vật liệu thô hơn. Những thiết kế thường thấy là những bức tường chưa hoàn thành, những viên gạch cũ kĩ, đường ống kim loại,…
Có thể hiểu yếu tố trần trụi của Industrial là do phong cách này mô phỏng lại những nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Nơi có tần suất hoạt động cao, việc hỏng hóc, thay thế là không tránh khỏi. Vì thế chúng phải được thiết kế đơn giản, được “phô bày” để dễ thay thế và xử lý.
Thiết kế không gian rộng mở
Intrusdial chính là thiết kế được tạo ra từ những nhà máy, khu công nghiệp bị bỏ hoang chính. Vì thế yếu tố không gian rộng mở là một trong những đặc trưng của phong cách này.
Không gian mở trong phong cách này có thể tạo ra từ cách giữ cửa sổ trần và đơn giản hóa nội thất trong phòng.
Với không gian nhỏ hơn, bạn có thể tạo không gian mở bằng cách liên thông giữa phòng khách và phòng bếp. Đừng tạo vách ngăn hay tủ chắn giữa hai khu vực này. Hãy để phòng khách và bếp ăn đều cùng một không gian sinh hoạt chung.
Về màu sắc
Ba màu sắc cơ bản của phong cách nội thất công nghiệp mà bạn cần phải biết đó là trắng, đen, xám. Những đồ dùng trang trí nội thất cũng sẽ đi theo tông màu công nghiệp đặc trưng của màu chủ đạo.
Ví dụ với phòng khách có tường trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường có màu xám, xanh xám, nâu. Ngược lại, nếu tường có màu xám, thì màu trắng dành cho ghế sofa và rèm cửa. Tạo ra điểm nhấn trong phòng. Những vật dụng khác như bàn, ghế nhỏ, tủ, kệ, đèn, quạt … cũng có màu sắc “lạnh” tương tự theo xu hướng công nghiệp.
Phong cách thực tế, hiện đại
Đồ nội thất trong phong cách công nghiệp là những vật dụng đơn giản với đường nét rõ ràng. “Xương sống” là từ thể hiện chính xác nhất tính trần trụi. Và cực kì cơ bản của nội thất trong phong cách này. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có sự thoải mái và tiện nghi khi sử dụng.
Trang trí ngẫu hứng, phóng khoáng
Với yếu tố trang trí, phong cách thiết kế nội thất không có sự sắp xếp logic, hay hợp lý. Mà chủ yếu là các vật dụng được sắp đạt ngẫu nhiên. Thể hiện sự phóng khoáng, cá tính của phong cách công nghiệp. Tuy nhìn thì bừa bộn nhưng sự thật lại rất ngăn nắp và có ý đồ riêng. Tạo nên cá tính, một chút “lung tung” có chủ đích.
Minh Hưng chuyên thiết kế - thi công nhà chung cư và thiết kế kiến trúc:
- Biệt thự - Nhà phố
- Nhà hàng – Chuỗi cửa hàng
- Cung cư - Cao ốc văn phòng
- Khách sạn – Resort
- Nhà thờ - Nhà xứ
- Nhà công nghiệp
- Quy hoạch đô thị
- Xây nhà đúc bằng máy in 3D
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ - XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN DỰ ÁN MINH HƯNG
Địa chỉ: 68DC1 KP. Bình Phước B, P.Bình Chuẩn, TX.Thuận An, BD
Xưởng Sx Nội Thất : 10C, Đường Đông Thành, Kp. Đông Thành, Tân Đông Hiêp, Dĩ An, Bình Dương.
Hotline: 0898 547 086
Email: archkienquoc@gmail.com
info@minhhungdc.com
Website: minhhungdc.com